Phục hồi xe tai nạn được hiểu cơ bản là việc kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận trong và ngoài xe sau khi xảy ra các sự cố va chạm. Thời gian phục hồi xe sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hỏng nặng hay nhẹ. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình phục hồi một chiếc xe và thời gian thực hiện chúng.
Ưu điểm của phục hồi xe tai nạn
Phục hồi xe tai nạn là quá trình sửa chữa, điều chỉnh các chi tiết, bộ phận của xe về lại vị trí và trạng thái bạn đầu. Công việc này sẽ đem lại một số ưu điểm và lợi ích như sau:
- Tiết kiệm chi phí: Với một số hư hỏng về thân vỏ như xước, móp, nứt, ... Thì việc sửa chữa phục hồi sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với việc thay mới phụ tùng.
- Thời gian sửa chữa: Phục hồi có thể sẽ rút ngắn thời gian hơn so với thay mới bởi nó sẽ không tốn thời gian đặt hàng.
- Đảm bảo thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của xe sau khi phục hồi sẽ tương đương với tình trạng xe bạn đầu trước khi xảy ra va chạm.
Các công đoạn phục hồi xe tai nạn
Trong quá trình di chuyển, việc xảy ra va chạm hoặc tai nạn là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với các tài mới. Các sự cố sẽ khiến xe bị hư hỏng như xước, móp, vỡ, rách, ... Tùy vào mức độ hư hỏng thực tế,mà các hạng mục sửa chữa cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, tổng quan chung sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Phục hồi xe tai nạn
Vỏ ô tô là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi xe gặp sự cố va chạm. Ngoài ra, đối với các xe tai nạn nặng, phần khung xương cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, việc phục hồi sẽ được thực hiện tùy theo mức độ nặng nhẹ của chiếc xe:
- Phục hồi vết móp (giật móp): Thường được thực hiện với các va quệt nhẹ, chỉ bị ảnh hưởng phần vỏ.
Hình ảnh vết móp đuôi xe
- Kéo nắn khung xe: Thực hiện đối với những xe tai nạn nặng, gây biến dạng khung xe.
Hình ảnh minh họa thiết bị phục hồi kéo nắn khung xe
Thay thế các phụ tùng hư hỏng
Khi ô tô xảy ra va chạm mạnh, một số chi tiết chịu tác động trực tiếp từ ngoại lực có thể bị hư hỏng và không thể phục hổi. Lúc này, cách duy nhất giúp giải quyết vấn đề là thay thế phụ tùng mới. Việc kiểm tra và thay thế phụ tùng sẽ được thực hiện bởi kỹ thuật viên có tay nghề cao. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự chính xác cho quá trình sửa chữa và phục hồi về sau.
Sau công đoạn phục hồi và thay thế, chiếc xe sẽ chuyển sang bước tiếp theo là sơn phục hồi bề mặt. Tùy vào vị trí và diện tích phục hồi ta sẽ chia thành hai dạng sơn khác nhau, cụ thể:
- Sơn dặm xoá xước: Sơn dặm được thực hiện với những vết phục hồi tập trung tại một khu vực như cánh cửa, cản xe, nắp capo, ...
- Sơn quây phục hồi: Được thực hiện với những xe bị trầy xước quanh xe, xe tai nạn nặng, ...
Vệ sinh và kiểm tra
Quá trình vệ sinh và kiểm tra sẽ tiến hành ngay sau công đoạn sơn:
- Vệ sinh xe: Mục đích nhằm lấy đi các bụi bẩn trong quá trình phục hồi, sau đó đánh bóng lại toàn bộ bề mặt sơn.
- Kiểm tra xe: bao gồm các bước như kiểm tra màu sơn, bề mặt sơn và chạy thử nếu xe có sửa chữa và thay thế.
Thời gian phục hồi xe tai nạn mất bao lâu?
Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hư hại của chiếc xe:
- Mức độ nhẹ: Xe chỉ bị trầy xước, móp méo với diện tích nhỏ, tập trung vào một khu vực, thì việc sửa chữa sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Trường hợp này việc hoàn thiện sẽ mất từ 1 - 3 ngày.
- Mức độ trung bình: Xe ô tô bị móp méo nhiều chi tiết, hư hỏng một số bộ phận. Thời gian phục hồi và sơn lại sẽ lâu hơn do tăng số phần sửa chữa. Trung bình thời gian hoàn thiện sẽ từ 5 -10 ngày kể từ khi nhận xe.
- Mức độ nặng: Xe ô tô bị móp khung xương, hư hỏng nhiều bộ phận cả về thân vỏ và máy gầm. Đối với trường hợp này thời gian sửa chữa có thể lên đến vài tháng hoặc lâu hơn.
Bên canh thời gian sửa chữa, chi phí phục hồi của xe cũng có sự dao động dựa trên mức độ hư hại. Để biết thêm chi tiết về chi phí phục hồi xe, Quý Khách vui lòng liên hệ đến gara Minh Phương qua số điện thoại 0909 912 538.